Đi xe đạp có bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm không và tuân thủ luật giao thông như nào?

di-xe-dap-co-bat-buoc-phai-doi-mu-bao-hiem-khong-va-tuan-thu-luat-giao-thong-nhu

Bất kể ai, sống ở quốc gia nào trên thế giới cũng đều phải tuân thủ Luật pháp của nước đó. Khi đã tham gia giao thông dù đi bộ hay bằng phương tiện gì, chúng ta đều cần nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, trong đó có phương tiện thô sơ, bao gồm xe đạp. Ngoài việc để đảm bảo an toàn cho bản thân, việc nghiêm chỉnh chấp hành luật GTĐB thể hiện lối sống văn minh, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Với mục đích giúp người đi xe đạp hiểu thêm những quy định pháp luật cơ bản, Xedapvui sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để chúng ta có thể tham gia giao thông một cách an toàn và đúng quy định.

1. Khái niệm về xe đạp trong luật:

Là loại phương tiện giao thông cá nhân được sử dụng bằng sức người vận hành. Nó thường gồm có một khung, hai bánh xe, một hệ thống truyền động và hệ thống phanh. Người điều khiển xe đạp thường ngồi trên yên và sử dụng chân để vận hành hệ thống truyền động cho xe lăn bánh.

2. Quy định khi đi xe đạp:

Luật GTĐB 2018, Điều 31 quy định: Người điều khiển và người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác

a Đi xe đạp chỉ được chở 1 người, trừ trường hợp chở thêm 1 trẻ em < 7 tuổi thì được chở tối đa 2 người.

b Phải cho xe đi hàng một, nếu có phần đường dành riêng cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi vào ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. 

c. Hàng hóa xếp trên xe phải đảm bảo an toàn, không gây cản trở giao thông và không che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

Theo đó, người đi xe đạp không được:

  • Đi xe dàn hàng ngang.
  • Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.
  • Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính).
  • Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác hoặc vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh.
  • Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh.
  • Thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự và an toàn giao thông.

Đối với người ngồi sau trên xe đạp, cũng không được thực hiện các hành vi sau đây:

  • Mang, vác vật cồng kềnh.
  • Sử dụng ô.
  • Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.
  • Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
  • Thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự và an toàn giao thông.

3. Đi xe đạp có bắt buộc đội mũ bảo hiểm không: 

Đối chiếu theo các quy định của Luật GTĐB thì với người đi xe đạp hoặc người ngồi sau xe đạp không bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Tuy nhiên, có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ nhằm đảm bảo an toàn đến sức khỏe và tính mạng cho chính bản thân chúng ta. Vậy nên không có lý do gì mà chúng ta không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, cho dù luật pháp không quy định bắt buộc

4.Tại sao đi xe đạp vẫn cần tuân thủ nhiều các quy định pháp luật giao thông

Tuân thủ các quy định pháp luật giao thông khi tham gia giao thông bằng xe đạp  là rất quan trọng vì:

  • An toàn cho chính cá nhân chúng ta: Các quy định giúp bảo vệ an toàn cho người đạp xe và người đi đường khác. Bằng cách tuân thủ quy tắc, người đi xe đạp có thể phòng tránh và hạn chế được những rủi ro tai nạn gây nguy hiểm không mong muốn.
  • Giúp duy trì trật tự và an toàn cho giao thông chung. Khi mọi người đều tuân thủ quy định, sẽ giảm nguy cơ xảy ra va chạm và tai nạn, tạo ra một môi trường giao thông an toàn và thuận lợi cho tất cả.
  • Đảm bảo quyền lợi của người khác: Các quy định pháp luật giao thông giúp đảm bảo quyền lợi và an toàn cho người đi bộ, người đi xe đạp, xe máy và các phương tiện giao thông khác. Tuân thủ quy tắc giao thông giúp giảm xung đột và tranh cãi giữa các phương tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia giao thông.
  • Tuân thủ quy định pháp luật giao thông là trách nhiệm của mỗi công dân. Bằng cách tuân thủ, chúng ta thể hiện tinh thần trách nhiệm và tôn trọng đối với hệ thống pháp luật và cộng đồng xung quanh.
  • Tránh xử phạt: Không tuân thủ luật có thể dẫn đến vi phạm và bị xử phạt. 
  • Xây dựng văn hóa giao thông: Người đi xe đạp đúng quy định góp phần xây dựng văn hóa giao thông tích cực. Nghiêm túc thực hiện luật GTĐB, ta trở thành một thành viên đóng góp tích cực vào việc tạo dựng môi trường văn minh, lịch sự và an toàn.
  • Giảm ùn tắc giao thông: đi đúng làn đường, không vượt đèn đỏ và tuân thủ các quy tắc khác, chúng ta sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho luồng giao thông di chuyển một cách trơn tru và hiệu quả góp phần giảm thiểu ùn tắc.

Tóm lại, chúng ta đi xe đạp nên luôn có ý thức tuân thủ luật GTĐB để mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội, góp phần xây dựng cuộc sống văn minh.

Với những điều chia sẻ trên, hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về một số quy định của pháp luật giao thông đường bộ khi đi xe đạp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết về các mức tiền phạt vi phạm nồng độ cồn khi đi xe đạp tại đây: https://www.xedapvui.com/muc-phat-nguoi-di-xe-dap-co-nong-do-con

Để có thể lựa chọn được chiếc xe đạp ưng ý, phù hợp với nhu cầu luyện tập của bản thân, thì đừng ngần ngại liên hệ với Shop Xedapvui để được tư vấn chia sẻ cụ thể nhé.

- Tuân xedapvui-

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN