Đi xe đạp là một trong những cách trị liệu, phục hồi chức năng bệnh xơ xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Đi xe đạp là hoạt động thể chất rất tốt, phù hợp cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm do nó đảm bảo nguyên tắc dùng trọng lượng cơ thể để kéo giãn cột sống. Khi đạp xe thường xuyên, khiến cơ xương khớp hoạt động liên tục, giúp cho dây chằng trở nên linh hoạt hơn, cơ xương mềm mại và chắc khỏe, hạn chế tình trạng lắng đọng canxi, đồng thời vôi hóa ít hơn. Nhờ vậy rễ thần kinh không bị chèn ép, cơn đau từ đó giảm đáng kể. Ngoài ra, đạp xe làm tăng khả năng đàn hồi, kéo giãn gân cơ, từ đó gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống thắt lưng, cổ. Do vậy, đạp xe có thể mang đến hiệu quả tích cực trong điều trị thoát vị đĩa đệm.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm nào cũng có thể đi xe đạp. Để đạp xe cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần chú ý các hướng dẫn dưới đây:
- Chọn cung đường đẹp, bằng phẳng và có chiều dài quãng đường phù hợp
+ Không nên đạp xe ở đường xấu mấp mô, không bằng phẳng bởi có thể khiến cho đốt sống của bạn bị lệch ra ngoài gây ra tình trạng đau nhức dữ dội.
+ Khi mới bắt đầu đạp xe, nên đi từng chặng đường ngắn trước để cơ thể quen và thích nghi dần, rồi tăng dần lên theo khả năng của bản thân sau mỗi ngày tập luyện.
- Khởi động kỹ trước khi bắt đầu luyện tập:
Dành tối thiểu 3-5 phút để khởi động làm nóng người và các cơ xương khớp. Bước này giúp bạn giảm cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra, đồng thời giúp bạn đi xe đạp dễ dàng, hạn chế rủi ro.
- Tư thế đạp xe đúng
Điều này quyết định đến mức độ hiệu quả của việc điều trị, vì vậy cần chú ý ngồi sao cho tư thế cảm thấy thoải mái, cơ thể có xu hướng ngả về phía trước; hai tay duỗi, thả lỏng nhẹ, không nắm quá chặt hay tỳ mạnh xuống tay lái; bụng hóp, lưng thẳng và thở ra bằng bụng, giúp tránh tạo áp lực lên cột sống và xương vai.
- Đạp xe thong thả, nhẹ nhàng
+ Nên đạp xe với tốc độ vừa phải, không gắng quá sức. Khi cơ thể nóng lên, các cơ khớp đã trơn tru (nóng máy) thì có thể đẩy nhanh dần tốc độ hơn và duy trì cường độ cao hơn trong vòng 15-30 phút.
+ Không đạp xe quá nhanh vì có thể gây nguy hiểm do cột sống của người bệnh bị đau, nếu không làm chủ tình huống hoặc các hành động bất ngờ của cơ thể khi phải xử lý sự cố có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng hơn.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể:
Nước rất quan trọng cho cơ thể, không chỉ có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng, mà còn giúp điều hòa thân nhiệt và có tác dụng bôi trơn các khớp xương nên càng cần thiết đối với người bệnh xương khớp. Do vậy luôn chú ý cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể trước, trong và sau khi luyện tập xe đạp.
Như vậy, bên cạnh việc khám, điều trị theo chỉ định của bác sỹ, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên kết hợp tập luyện đạp xe mỗi ngày để hỗ trợ điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.
Với những điều chia sẻ trên, hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về bệnh thoát vị đĩa đệm và lợi ích của việc tập luyện môn xe đạp giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết về lợi ích của xe đạp đối với bệnh đau dây thần kinh tọa tại đây: https://www.xedapvui.com/bi-dau-than-kinh-toa-co-nen-di-xe-dap-khong
Để có thể lựa chọn được chiếc xe đạp ưng ý, phù hợp với nhu cầu luyện tập của bản thân, thì đừng ngần ngại liên hệ với Shop Xedapvui để được tư vấn chia sẻ cụ thể nhé.
"Đạp xe vui mà lại khỏe - đạp xe khỏe càng vui hơn", Shop Xedapvui xin chúc các bạn luôn đạp xe vui và an toàn trên mọi nẻo đường.
- Tuân xedapvui -
Số điện thoại / zalo liên hệ: 0368.855.699