Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều máy móc thiết bị tự động đã hỗ trợ giải phóng sức lao động con người. Nhưng vì vậy đã khiến cho cơ thể chúng ta ngày càng ít vận động hơn, các chứng bệnh liên quan đến dư thừa chất có cơ hội phát triển, trong đó có căn bệnh gout.
Gout là loại viêm khớp do nồng độ axit uric trong máu cao, nó xuất hiện ở nhiều khớp khác nhau trên cơ thể, đặc biệt ở khớp ngón, mu, mắt cá, đầu gối… khiến cho người bệnh bị sưng tấy và đau đớn.
Nhóm có nguy cơ cao bị gout là người bị béo phì, tiểu đường, các bệnh về thận, người ưa thích ăn thực phẩm cao đạm và ít vận động...
Tạp chí khoa học PLoS ONE cho thấy duy trì tập luyện thể dục thể thao có thể giúp giảm viêm ở người bị gout. Trong đó phải kể đến các bài tập đi xe đạp vừa đem lại lợi ích nâng cao thể chất, vừa ngăn ngừa và làm giảm triệu chứng căn bệnh gout hiệu quả.
Đi xe đạp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa căn bệnh gout như thế nào:
Các nghiên cứu cho rằng, hoạt động đi xe đạp sẽ giúp giải phóng axit uric tích tụ khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Việc kết hợp các phương pháp điều trị gout với đạp xe thể dục nhẹ nhàng giữa các đợt bùng phát đau khớp có thể giúp cơn đau giảm nhẹ hơn, số lượng các cơn tái phát cũng ít hơn.
Rèn luyện đi xe đạp hàng ngày có tác dụng phòng chống, ngăn ngừa mắc chứng bệnh gout hiệu quả. Lợi ích này có được là do đi xe đạp thường xuyên sẽ giúp cơ thể đốt cháy năng lượng dư thừa, tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ béo phì và các vấn đề sức khỏe vốn làm tăng nguy cơ bị gout. Nhờ đó, khả năng phát triển bệnh sẽ được giảm xuống thấp, theo Trung tâm y tế phi lợi nhuận Cleveland Clinic (Mỹ).
Những lưu ý đối với người bị gout khi đi xe đạp:
- Người bệnh gout đang ở trạng thái viêm cấp tính, biểu hiện là bùng phát các cơn đau khớp, thì nên nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, hạn chế vận động mạnh và không nên tập luyện trong thời gian việc này để tránh làm cho các khớp thêm bị tổn thương. Chỉ nên đi xe đạp sau khi đã hết các cơn đau và các khớp xương có thể hoạt động dễ dàng.
- Khi đã hết cơn đau gout, người bệnh cũng chưa nên thực hiện các bài tập cường độ mạnh. Chẳng hạn như không đạp xe tốc độ quá nhanh, cung đường nhiều đèo dốc cao hoặc đạp xe chặng đường quá dài. Việc này sẽ giúp hạn chế cơn đau gout bùng phát thêm. Thay vì đó, nên đạp xe ở trạng thái tốc độ thong dong, nên chọn những cung đường đẹp với quãng đường vừa phải. Thời lượng đi xe duy trì từ 3 đến 5 ngày/tuần, mỗi ngày từ 30 – 60 phút.
- Thực hiện các bài tập đạp quay dẻo: vòng quay của chân nhiều lần, nhưng lực nhấn tác động lên bàn đạp thì nhẹ (cài đặt số mức thấp: tầng đĩa nhỏ - tầng líp to). Điều này có tác dụng đốt cháy được nhiều năng lượng mỡ dư thừa và tránh gây áp lực nặng lên các khớp, vốn đã bị tổn thương do gout gây nên.
- Thường xuyên uống đủ nước. Nước giúp hỗ trợ đào thải axit uric trong máu. Đồng thời, nước đóng vai trò như một chất bôi trơn cho khớp, giúp linh hoạt trong chuyển động cho xương khớp. Không riêng gì bệnh gout, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể rất cần thiết, đặc biệt là khi đang luyện tập thể thao, do vậy hãy luôn nhớ duy trì uống nước đều đặn từ 2,5-3l/ngày.
Sau mỗi buổi tập luyện đi xe đạp ngoài môi trường thiên nhiên trong lành sẽ kích thích tâm trạng hưng phấn, giảm stress, mang lại cảm giác cơ thể khỏe khoắn, giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh gout tái phát hiệu quả.
Những thông tin trên đã giúp bạn hiểu biết thêm về lợi ích của đi xe đạp thường xuyên đối với phòng tránh và hỗ trợ điều trị gout như thế nào. Người bệnh nên tích cực kết hợp các phương pháp điều trị với việc tập luyện bằng xe đạp đúng cách để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng nhé.
Khi bạn có nhu cầu chọn một chiếc xe đạp phù hợp cho việc rèn luyện sức khỏe của mình, xin mời tham khảo tại đây: https://www.xedapvui.com/collections/all
Hoặc nếu có thắc mắc gì thêm hoặc bạn có những kinh nghiệm quý khác, thì đừng ngần ngại liên hệ với Shop Xedapvui để cùng trao đổi chia sẻ nhé.
"Đạp xe vui mà lại khỏe - đạp xe khỏe càng vui hơn" Shop Xedapvui xin chúc các bạn luôn đạp xe vui - an toàn trên mọi nẻo đường.
- Tuân xedapvui -