Một số lời khuyên về tư thế đạp xe đúng cách

mot-so-loi-khuyen-ve-tu-the-dap-xe-dung-cach

ĐẠP XE VUI MÀ LẠI KHỎE, ĐẠP KHỎE LẠI CÀNG VUI HƠN
Với mong muốn khuyến khích sử dụng xe đạp vì lợi ích thiết thực nhằm nâng cao sức khỏe, phòng chống và cải thiện nhiều bệnh tật, đồng thời giúp tinh thần tỉnh táo, giảm strees, rèn luyện ý chí kiên trì. Không những thế, đi xe đạp cũng là hành động góp phần giảm ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn, tắc đường...

Sau đây Xedapvui xin được chia sẻ một số kinh nghiệm đối với các bạn thường xuyên sử dụng xe đạp :

Sau mỗi lần đi xe đạp, thường có một số người cảm thấy bị tê mỏi ở bàn tay, cổ tay và vai hoặc mông vùng xương chậu. Điều đó rất dễ xảy ra và đều có nguyên nhân chủ yếu do các mạch máu bị chèn ép, không được lưu thông tốt ở những nơi này. Để giải quyết tình trạng tê mỏi cần lưu ý đến tư thế ngồi đạp xe và phương pháp vận động, từ đó cải thiện tình trạng mạch máu bị chèn ép, giúp máu lưu thông tốt hơn.

- Cầm nắm ghi đông đúng cách: tay nắm thoải mái, ko nắm quá chặt hay hờ hững, thả lỏng cổ tay - trùng khửu tay - mở rộng bả vai. Có như vậy, trong quá trình đi 2 tay sẽ kết hợp với lưng và vai để đỡ cơ thể nhún nhịp nhàng theo độ nảy của xe, vừa làm giảm lực đè vào cổ tay cũng như giảm độ xóc của xe khi gặp đường xấu.


- Tư thế ngồi: Tư thế ngồi thoải mái, có xu hướng ngả về phía trước giúp các đốt sống và khớp được giãn, giảm áp lực của trọng lượng xuống yên xe.

Điều chỉnh chiều cao yên phù hợp chiều dài chân, không để quá trùng gây tù mỏi đầu gối, nhưng cũng không nên để yên quá cao khiến chân phải với xuống mới đạp được gây tê mỏi và nguy hiểm.

Có nhiều công thức để tham khảo cách tính chiều cao yên phù hợp cơ thể. Tuy nhiên, những công thức này chỉ nên áp dụng khi đạp xe đường dài. Đối với người đi xe đạp trong thành phố, nhiều nút giao có đèn giao thông phải dừng và quãng đường không quá dài thì nên giảm yên thấp xuống hơn một chút. Đơn giản cách tính chiều cao yên bằng phương pháp ngồi trực tiếp lên xe, điều chỉnh chiều cao yên sao cho bàn chân đặt lên bàn đạp ở vị trí điểm thấp, mà toàn bộ cẳng chân duỗi được tương đối thẳng xuống và đầu gối chỉ hơi co lên 1 chút xíu là ổn. 


- Kỹ thuật ngồi đạp xe: khi xuất phát lên xe cũng như lúc dừng xuống xe thì không nên ngồi trực tiếp ngay vào yên. Quá trình đạp xe đường dài nên chủ động hơi nhấp nhổm lên khỏi yên xe theo nhịp vòng quay của chân. Đặc biệt là thời điểm thay đổi tăng/giảm tốc độ hay đi những quãng đường mấp mô không bằng phẳng hoặc đường có độ dốc.

Áp dụng công thức 2/2/4:  ngồi lệch trọng tâm và dồn lực đạp sang chân bên phải 2 nhịp, rồi đổi trọng tâm và lực đạp sang chân trái 2 nhịp, tiếp đến ngồi cân để đạp đều cả 2 chân 4 nhịp. Phương pháp này khiến máu có thể lưu thông được tốt hơn ở phần xương chậu, giảm áp lực của cơ thể lên yên xe, khắc phục đáng kể tình trạng ê, tê bì khi đạp xe đường dài.

- Điều chỉnh cỡ xe cho phù hợp: Đôi khi không nhất thiết phải tuyệt đối chính xác cỡ khung với chiều cao cơ thể. Bởi việc chọn size còn phụ thuộc vào nhiều đặc điểm riêng khác của từng người (người có sải chân dài hay có lưng dài, người ưa đi thong thả, người ưa tốc độ cao) Do vậy, nếu bạn đã có sẵn một chiếc xe đạp mà không đúng cỡ thì chưa chắc cần phải thay xe khác. Ta có thể thử tìm cách điều chỉnh sao cho phù hợp với vóc dáng của mình hơn.

Ví dụ đối với chiếc xe hơi to hơn người: hạ thấp cọc yên xuống và điều chỉnh yên xe tiến lên phía trước so với cọc yên, xoay hướng ghi đông lại gần người và đẩy cao ghi đông lên, hoặc cũng có thể thay một chiếc potang có kích thước ngắn hơn giúp tư thế ngồi của mình đỡ bị nhoài ra hơn.


- Yên xe phù hợp: Chiếc yên nhỏ, cứng và mỏng giúp thông thoáng, hạn chế giữ nhiệt và giảm ma sát tốt cho hai bên đùi. Tuy nhiên, không phải ai cũng quen ngồi trên những chiếc yên cứng này, nhất là những người có vùng xương chậu to. Hoặc nếu là người có thói quen đạp xe không cần nhanh thì có thể lựa chọn phương án thay chiếc yên êm dày và kích thước lớn hơn.


Trên đây là một số những chia sẻ thông qua quãng thời gian 20 năm kinh nghiệm với môn đạp xe phượt của mình, hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích giúp cho việc rèn luyện đạt được kết quả tốt. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết về cách vận hành bộ truyền động xe đạp được hiệu quả tại đây: https://www.xedapvui.com/huong-dan-chi-tiet-cach-van-hanh-bo-truyen-dong-cua-xe-dap-hieu-qua

Để có thể lựa chọn được chiếc xe đạp ưng ý, phù hợp với nhu cầu luyện tập của bản thân, thì đừng ngần ngại liên hệ với Shop Xedapvui để được tư vấn chia sẻ cụ thể nhé.

"Đạp xe vui mà lại khỏe - đạp xe khỏe càng vui hơn", Shop Xedapvui xin chúc các bạn luôn đạp xe vui và an toàn trên mọi nẻo đường.

Tuân xedapvui

Số điện thoại / zalo liên hệ: 0368.855.699

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN