Về thăm địa đạo Củ Chi, cảm phục sự hy sinh của quân và dân nơi đây trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ

ve-tham-dia-dao-cu-chi-cam-phuc-su-hy-sinh-cua-quan-va-dan-noi-day-trong-nhung-n

Đến Sài Gòn, không thể không về thăm căn cứ cách mạng địa đạo Củ Chi. Vào những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đây là một hệ thống phòng thủ quy mô rất rộng lớn, nằm hoàn toàn dưới lòng đất, mà với các loại phương tiện chiến tranh hiện đại nhất bấy giờ của Mỹ, đã có rất nhiều chiến thuật phá hoại khác nhau, nhưng địch cũng không thể nào làm gì được căn cứ địa này.

Chỉ bằng sức người và công cụ thô sơ, căn cứ địa đạo Củ Chi được quân và dân huyện Củ Chi đào suốt 20 năm có tổng chiều dài khoảng 500km giao thông hào, hơn 200km hầm ngầm với nhiều tầng, lớp khác nhau, trung bình có độ sâu từ 3-9m và có sức chứa đến hàng ngàn người.

Hiện nay, căn cứ địa đạo Củ Chi có 2 khu được công nhận di tích lịch sử và bảo tồn là: Bến Dược và Bến Định. Chuyến đi này của chúng tôi sẽ đến khu Bến Dược.

Xuất phát từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, di chuyển trên QL1 theo hướng về phía Tây Bắc khoảng 60km, đi qua huyện Hóc Môn là sẽ thấy biển chỉ dẫn về khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi. Đoạn đường QL1 nay đã mở rộng, có dải phân cách cứng phân chia riêng làn đường nên đi xe đạp cũng khá thuận lợi và an toàn. 

Trước khi đến khu di tích Bến Dược, chúng tôi dừng chân ghé thăm khu tưởng niệm truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định cách đó khoảng 3km

Khu Truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định nằm trong quần thể Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi. Đây là nơi các các vị lãnh đạo cao cấp như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ đã bám trụ, hoạt động, chiến đấu và cũng là nơi lãnh đạo, chỉ huy phong trào cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của nhân dân ta.

Sau đó chúng tôi tiếp tục di chuyển đến khu di tích Bến Dược và có được buổi trải nghiệm thật thú vị nơi đây

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN